Trong khi nền y học hiện đại ngày một phát triển và tiên tiến hơn thì việc sự lựa chọn chữa bệnh tê tay chân bằng đông y vẫn luôn là giải pháp được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn áp dụng. Vậy thật sự phương pháp này có mang hiệu quả toàn diện hay không và chúng có những ưu nhược điểm gì? Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Contents
Bệnh tê tay chân theo quan niệm đông y
Theo quan niệm của đông y, bệnh tê bì tay chân là chỉ tứ chi cảm giác giảm sút thuộc phạm vi chứng ma mộc. Trong đó ma là không đau không ngứa nhưng có cảm giác như có kiến bò trong cơ, mộc là mất cảm giác đau ngứa chân khí không vận hành cảm giác các chi dày lên như gỗ.
Nguyên nhân gây bệnh tê tay chân thường là do sức khỏe bị giảm sút, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm nên dễ bị tác động bởi gió (phong), lạnh (hàn), ẩm thấp (thấp) khiến kinh mạch bị ứ trệ, lưu thông máu kém. Từ đó gây ra các biểu hiện như tê bì, chân tay lạnh, co mỏi, thậm chí nếu để lâu ngày bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Phương pháp chữa bệnh tê tay chân bằng đông y
Sau khi tiến hành thăm khám, tùy vào nguyên nhân mức độ bệnh và cơ địa của từng người mà các bác sĩ đông y sẽ tiến hành kê toa những bài thuốc với thành phần khác nhau, cụ thể như:
Chữa bệnh tê tay chân bằng đông y qua bài thuốc uống
- Mắc bệnh tê tay chân do can huyết hư: Người bệnh co duỗi khó khăn, co cứng cơ gân, cảm giác tê bì, đau nhẹ, móng tay/chân không phát triển,…
Dùng bài thuốc uống: Nguyên liệu gồm quy đầu, tang ký sinh, tục đoạn, Thục địa, Bạch thược, xuyên khung, ngưu tất, Mộc qua, Mạch môn, Trích thảo, Táo nhân, Kê huyết đằng, kỷ tử,…
- Nguyên nhân do khí huyết hư: Biểu hiện mệt mỏi, bệnh nhân sợ lạnh, người gầy, dễ cảm mạo, chân tay tê dại, vô lực,…
Sử dụng bài thuốc: Bao gồm biển đậu, hoài sơn, cát cánh, bạch thược, đẳng sâm, bạch linh, bạch truật, cam thảo, can khương, quế chi, phòng phong, bạch chỉ, mạch môn, sài hồ, táo, đẳng sâm, thần khúc,…
- Tê tay chân do đàm thấp (trở lạc): Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, các vị trí như tay, cổ tay, bàn tay, và vai bị tê đau, cơ bụng nhão, tiêu hóa không tốt,…
Dùng bài thuốc uống: Thành phần có bạch truật, phục linh, trần bì, chỉ thực, ý dĩ nhân, hương phụ, hoàng cầm, uy linh tiên, khương hoạt, cam thảo, bán hạ, sinh khương, mộc qua,…
- Khí hư ma mộc gây tê bì tay chân: Bệnh nhân thường gặp triệu chứng chân tay dần dần tê bì, chán ăn, đại tiện nát nước, tiểu trắng xanh, chất lưỡi đạm mạch nhược.
Sử dụng bài thuốc: Gồm có chích cam thảo, hoàng kỳ, phòng phong, phục linh, nhân sâm, bạch truật, quế chi, tang chi và một số bài thuốc khác.
- Nguyên nhân do thấp đàm trở lạc: Biểu hiện chân tay tê bì, tứ chi nặng nề đầu nặng như quả tạ buồn nôn và nôn lưỡi bệu rêu trắng bẩn mạch hoạt hay gặp ở người béo bệu.
Dùng bài thuốc: Có các thành phần như bán hạ, phục linh, chỉ thực, trần bì, chế nam tinh, thiên ma. ý dĩ nhân và một số vị thảo dược tự nhiên khác.
Điều trị tê tay chân bằng phương pháp bên ngoài
Ngoài bài thuốc uống giúp điều trị bệnh tê tay chân từ bên trong, phương pháp đông y còn giúp cải thiện bệnh bằng cả những bài thuốc ngâm tay/chân và phương pháp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp,…
Biện pháp này giúp tác động trực tiếp lên cơ thể, từ đó tăng cường tuần hoàn máu, thư giãn gân cơ, giải nhiệt tích tụ lâu ngày, giảm tê bì, đau nhức hiệu quả. Bên cạnh đó còn hỗ trợ bài thuốc uống thẩm thấu nhanh vào cơ thể và phát huy tác dụng tốt hơn.
Lưu ý: Những bài thuốc chữa bệnh tê tay chân bằng đông y nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, để có thể sử dụng những bài thuốc phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên chủ động tìm đến các cơ sở y tế uy tín và nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Ưu và nhược điểm khi chữa bệnh tê tay chân bằng đông y
Bất kỳ phương pháp điều trị bệnh nào cũng đều mang lại những ưu và nhược điểm khác nhau, trong đó chữa bệnh tê tay chân bằng đông y cũng vậy.
Ưu điểm của đông y
- Các bài thuốc đông y chữa bệnh tê tay chân đều sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên không độc hại, đảm bảo an toàn và lành tính.
- Người bệnh có thể sử dụng trong thời gian dài mà không cần phải lo lắng về tác dụng phụ hay ảnh hưởng đến chức năng hệ tiêu hóa, gan, thận,…
- Thuốc có khả năng trị bệnh từ tận gốc, ngăn ngừa tái phát và không gây tình trạng nhờn thuốc hay tác động tiêu cực đến sức khỏe.
- Thuốc đông y không chỉ chú trọng điều trị các triệu chứng bên ngoài mà còn tập trung cung cấp dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể khỏe mạnh từ tận bên trong.
Nhược điểm của đông y
- Người bệnh phải kiên trì sử dụng thuốc đông y trong thời gian dài.
- Bệnh nhân phải sắc uống kỳ công và nhiều tốn thời gian.
- Nhiều vị thuốc đông có mùi đặc trưng và khó uống đối với những người chưa quen.
Mong rằng những chia sẻ trong bài viết này có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phương pháp chữa bệnh tê tay chân bằng đông y, ngoài ra nếu còn thắc mắc cần được giải đáp hãy nhanh tay liên hệ cho chúng tôi qua Hotline: 028 6670 9555 để được tư vấn miễn phí!