Nhiệt miệng là căn bệnh phổ biến, đặc trưng bởi các nốt viêm loét có hình tròn nhỏ xuất hiện bên trong miệng như lưỡi, má, môi, lợi,… Các triệu chứng của bệnh thường tái phát nhiều lần và khó chữa trị dứt điểm, vậy khi không may bị bệnh thì đâu là cách chữa nhiệt miệng an toàn và đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất?
Contents
Có những cách chữa nhiệt miệng nào tốt hiện nay?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp được các cơ sở y tế áp dụng nhằm điều trị bệnh nhiệt miệng. Tuy nhiên có phải cách chữa nhiệt miệng nào cũng đều mang lại tác dụng tốt hay không? Dưới đây là 3 phương pháp bạn có thể tham khảo qua:
Cách chữa nhiệt miệng bằng tây y
Thông thường khi gặp phải các triệu chứng đau rát, khó chịu,… của bệnh nhiệt miệng, nhiều người đã lựa chọn sử dụng phương pháp tây y để giảm cơn đau và cải thiện bệnh một các nhanh chóng.
Lúc này các bác sĩ thường chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc uống như thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm nhiễm, các loại vitamin A, B6, B12, C và dưỡng chất cần thiết như sắt, kẽm,…
Ngoài ra một số trường hợp người bệnh cần sử dụng thêm thuốc ở dạng bôi như hydrogen peroxide, benzocaine, fluocinonide hoặc thuốc trị nhiệt miệng dạng súc miệng như corticosteroid (dexamethasone) để loại bỏ vi khuẩn và mang lại hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
Các loại thuốc tây y chữa bệnh nhiệt miệng thường có cách sử dụng dễ dàng, mang lại tác dụng giảm đau nhanh chóng, tuy nhiên chúng lại ẩn chứa nhiều tác dụng phụ không mong muốn như:
- Gây ảnh hưởng đến chức năng gan – thận, dạ dày, đại tràng,…
- Chỉ có tác dụng tạm thời chứ không thể trị bệnh nhiệt miệng từ tận gốc được.
- Người bệnh có thể đối mặt với tình trạng nhờn/kháng thuốc nếu sử dụng lâu dài.
- Gặp phải các tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, dị ứng, mất ngủ và nóng trong.
Vì vậy để đảm bảo an toàn nhất, người bệnh cần tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi có ý định điều trị bệnh bằng phương pháp này.
Phương pháp dân gian điều trị bệnh nhiệt miệng
Cách chữa nhiệt miệng bằng những bài thuốc dân gian là một trong những phương pháp quen thuộc được nhiều người biết đến cũng như thường xuyên áp dụng tại nhà. Nếu không may bị nhiệt miệng thì bạn có thể tham khảo những bài thuốc dưới đây:
- Dùng nước khế chua: Sử dụng 2 – 3 quả khế chua, đem giã nát rồi cho vào nồi nước đun sôi sau đó để nguội và lấy ngậm nuốt dần. Thực hiện cách này nhiều lần trong ngày để có tác dụng tốt.
- Sử dụng nước củ cải: Có thể dùng 300g củ cải trắng đem xay nát hoặc giã để lấy nước cốt hòa rồi cùng 1 ít nước lọc, người bệnh dùng để súc miệng mỗi ngày 3 lần.
- Bôi nước lá rau ngót: Với bài thuốc này cần lấy lá rau ngót, rửa sạch, giã nát và ép lấy phần nước cốt, sau đó hòa với ít mật ong rồi dùng bông thấm thuốc và bôi vào những chỗ bị sưng đau và lở loét.
- Chữa nhiệt miệng bằng trà: Người bệnh chỉ cần dùng bã trà túi lọc đắp vào vết thương à có thể xoa dịu cơn đau và giảm viêm nhiễm.
Sử dụng phương pháp dân gian chữa bệnh nhiệt miệng có thể mang lại nhiều ưu điểm như vị thuốc quen thuộc, dễ tìm, tiết kiệm chi phí và có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên nhược điểm của cách chữa nhiệt miệng này là:
- Thuốc dân gian chỉ có thể mang lại tác dụng tạm thời chứ không thể trị nhiệt miệng tận gốc.
- Người bệnh có thể bị ngộ độc, dị ứng do sử dụng nhầm vị thuốc và sai cách.
- Công thức để thực hiện các bài thuốc dân gian chỉ mang tính ước lượng, độ chính xác thấp.
- Có thể mang lại tác dụng hoặc không, chưa được kiểm chứng rõ ràng về độ an toàn.
Xem Thêm: Tìm ra 3 địa chỉ chữa nhiệt miệng an toàn và uy tín tại TP.HCM
Xem Thêm: Bệnh nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng
Hiệu quả bất ngờ khi áp dụng cách chữa nhiệt miệng bằng đông y
Sở dĩ thuốc đông y có khả năng tồn tại và tiếp tục phát triển cho đến ngày nay là vì chúng khắc phục được những mặt hạn chế của cả phương pháp hiện đại và dân gian. Từ đó chữa trị khỏi bệnh nhiệt miệng cho nhiều người.
Thông thường khi điều trị bệnh nhiệt miệng bằng Đông y, người bệnh được các bác sĩ bắt mạch, khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Sau đó mới kê toa những vị thuốc phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh của từng người.
Một số bài thuốc đông y chữa nhiệt miệng phổ biến là:
- Bài thuốc số 1: Các vị thuốc gồm có hồng hoa, đinh lăng, Cát căn, chi tử, mạch môn, liên kiều, đào nhân, sinh địa, huyền sâm, sài hồ, thiên môn, trần bì và một số vị thuốc khác.
- Bài thuốc số 2: Thành phần có cam thảo đất, cỏ mực, hoàng liên, hoàng bá, tang diệp, sài hồ, thục đị, trúc diệp và các vị thuốc thảo dược quý khác.
- Bài thuốc số 3: Bao gồm có sinh địa, thục địa, cam thảo, thiên ma, mạch môn, tỳ bà diệp, nhân trần, Huyền sâm, Phục linh,…
*** Lưu ý: Những bài thuốc trong cách chữa nhiệt miệng nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà mà hãy tìm gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.
Ưu điểm của đông y trong điều trị nhiệt miệng
- Giúp cải thiện các triệu chứng và điều trị bệnh nhiệt miệng từ tận gốc.
- Không tiến hành xâm lấn, không gây đau đớn chảy máu.
- Cách chữa nhiệt miệng bằng đông y giúp trị bệnh dứt điểm, ngăn ngừa tình trạng tái phát hiệu quả.
- Các vị thuốc được bào chế từ thảo dược thiên nhiên, đảm bảo an toàn và lành tính.
- Mang lại hiệu quả lâu dài, không gây tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến chức năng gan – thận.
- Người bệnh có thể tự dùng thuốc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.
Xem Thêm: Tìm ra 3 địa chỉ chữa nhiệt miệng an toàn và uy tín tại TP.HCM
Xem Thêm: Bỏ túi 5 bài thuốc nam chữa nhiệt miệng hiệu quả
Những thói quen giúp cải thiện và hạn chế nhiệt miệng
Ngoài việc áp dụng các cách chữa nhiệt miệng chuyên sâu, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để có thể cải thiện và dứt điểm bệnh mau chóng nhất.
- Vệ sinh răng lợi thường xuyên, đúng cách với nước súc miệng và đánh răng nhẹ nhàng.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm mài mòn, có tính axit hoặc cay nóng.
- Duy trì chế độ nghỉ ngơi phù hợp để tránh làm việc quá sức, mệt mỏi và căng thẳng kéo dài.
- Thường xuyên tập thể dục đều đặn nhằm tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe, sức cơ, cân bằng và điều phối.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể và uống nhiều nước để hạn chế tránh tình trạng khô miệng.
- Chủ động thăm khám sức khỏe theo định kỳ 6 tháng 1 lần và gặp bác sĩ ngay khi có các triệu chứng bất thường.
Nhìn chung bệnh nhiệt miệng có thể được điều trị khỏi nếu người bệnh thăm khám kịp thời và có cách chữa nhiệt miệng phù hợp với mình.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y AN ĐÔNG tự hào là cơ sở chữa bệnh bằng đông y uy tín nhất Hồ Chí Minh. Trải qua gần 30 năm hoạt động, phòng khám đã chữa trị thành công cho hàng triệu bệnh nhân khắp cả nước. Khi có bất cứ biểu hiện bất thường nào về sức khỏe, bạn hãy gọi ngay tới phòng khám qua hotline miễn phí : 028 6670 9555 hoặc tới trực tiếp phòng khám tại: Số 992 Đường Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, Hồ Chí Minh để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí. Chúc bạn nhiều sức khỏe!