02866709555

Bệnh viêm loét dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng

Chế độ ăn uống gây bệnh viêm loét dạ dày

Hiện nay tỷ lệ số người mắc bệnh viêm loét dạ dày ngày càng tăng cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Chính vì vậy việc tìm hiểu các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng của bệnh là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi người.

Contents

Tìm hiểu bệnh viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày là căn bệnh hình thành do tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm nhiễm từ đó dẫn đến sưng tấy và xuất hiện các vết loét trong niêm mạc dạ dày. Thông thường bệnh có thể được chia thành 2 loại đó là viêm loét dạ dày cấp và mạn tính:

Benh viem loet da day
Bệnh viêm loét dạ dày
  • Viêm dạ dày cấp tính: Niêm mạc dạ dày bị sưng viêm đột ngột, xuất hiện những cơn đau dữ dội và theo từng đợt ngắn.
  • Viêm dạ dày mạn tính: Bệnh kéo dài, gặp các tổn thương lan tỏa hoặc chỉ khu trú một vùng của niêm mạc dạ dày và có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, đặc biệt là những người lớn tuổi thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn bởi sức đề kháng giảm sút và dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh hơn.



Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày

Các chuyên gia y tế cho biết, có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, trong đó có thể kể đến những nguyên nhân chính đó là:

Viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP có tên gọi đầy đủ là vi khuẩn Helicobacter pylori, được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm loét dạ dày và dẫn đến ung thư. Loại vi khuẩn này một khi đã tiếp xúc được với dạ dày sẽ tiết ra các chất gây kích ứng, viêm và loét dạ dày.

Nguyen nhan cua benh viem loet da day
Nguyên nhân của bệnh viêm loét dạ dày

Căng thẳng kéo dài gây bệnh

Tâm lý bất ổn, stress kéo dài hoặc lo lắng và căng thẳng quá mức cũng có thể dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày. Bởi lúc này hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, kích thích tăng sản xuất pepsin, axit hydrochloric khiến môn vị, huyết quản dạ dày co thắt. Từ đó gây tổn thương tầng bảo vệ niêm mạc và làm rối loạn quá trình tiêu hóa, lâu dần dẫn đến viêm loét dạ dày.

Nguyên nhân do yếu tố di truyền

Nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc ông bà mắc bệnh viêm loét dạ dày thì các thế hệ sau cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao, bởi các loại vi khuẩn gây bệnh có tính truyền nhiễm từ thế hệ này sang thế hệ khác, đặc biệt là vi khuẩn HP. Vì vậy việc các thành viên trong nhà cùng nhau mắc bệnh không phải ngẫu nhiên.

Chế độ ăn uống không khoa học

Thói quen ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên bỏ bữa, ăn nhanh, ăn quá no hoặc quá đói, vận động ngay khi ăn, sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, axit hoặc thường xuyên sử dụng rượu, bia, nước uống có gas,… đều là những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.

Che do an uong gay benh viem loet da day
Chế độ ăn uống gây bệnh viêm loét dạ dày

Bên cạnh đó, những chế độ ăn uống không khoa học còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làm tăng áp lực lên các cơ quan tiêu hóa khác như đại tràng, tuyến tụy, mật và gan.

Viêm loét dạ dày do lạm dụng thuốc

Sử dụng các loại thuốc như thuốc kháng viêm, giảm đau,… trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày, bởi việc ức chế enzyme của các loại thuốc uống khiến cho hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày suy giảm, tạo điều kiện cho dịch vị xâm lấn, ăn mòn niêm mạc, gây xuất huyết tiêu hóa và viêm loét dạ dày.

Một số nguyên nhân khác gây bệnh

Ngoài ra, mắc một số bệnh lý khác như viêm phế quản, thoái vị hoành, rối loạn cơ năng thần kinh thực vật, rối loạn tự miễn hoặc thường xuyên hút thuốc lá, nhiễm độc hóa chất,… cũng đều là những nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày ở nhiều người.



Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày là gì?

Phần lớn các trường hợp bị viêm loét dạ dày có thể dễ dàng nhận biết thông qua một số triệu chứng điển hình như:

Chế độ ăn uống gây bệnh viêm loét dạ dày
Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày
  • Cảm giác đau nhức vùng thượng vị: Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm loét dạ dày mà bạn nên chú ý, tùy theo tình trạng bệnh mà cơn đau sẽ có những mức độ khác nhau, thậm chí một số trường hợp có thể dau ngay cả khi ngủ.
  • Thường xuyên ợ hơi, ợ chua: Ợ hơi, ợ chua sau khi ăn hoặc hơi thở có mùi và cảm giác đắng miệng sau khi ngủ dậy cũng là triệu chứng của bệnh mà bạn nên chú ý.
  • Buồn nôn hoặc nôn: Các tổn thương xuất hiện khiến dạ dày co bóp mạnh hơn, vì vậy bệnh nhân thường có cảm giác buồn nôn và nôn (thường gặp sau khi ăn no) do chức năng dạ dày đã suy yếu.
  • Rối loạn tiêu hóa: Dạ dày tổn thương khiến quá trình tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng giảm dần từ đó gây ra chứng táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Chán ăn, ăn không ngon: Thay đổi vị giác, đắng miệng thường khiến người bệnh bị chán ăn, đây là triệu chứng mà hầu hết mọi bệnh nhân đều gặp phải.
  • Mất ngủ, giảm cân đột ngột: Bệnh viêm loét dạ dày làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, gây cản trở khả năng cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng và từ đó khiến người bệnh giảm cân nhanh, kèm theo đó là tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể, mất ngủ kéo dài.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày

Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cho biết, viêm loét dạ dày cần được người bệnh phát hiện sớm để quá trình điều trị viêm loét dạ dày diễn ra dễ dàng hơn, nếu không căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.

Bien chung cua benh viem loet da day
Biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày
  • Xuất huyết tiêu hóa: Đây là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh viêm loét dạ dày, chúng thường xảy ra khi các vết loét bị ăn mòn nghiêm trọng, gây vỡ tĩnh mạch và chảy máu. Lúc này người bệnh thường nôn ói liên tục, nôn ra máu, cảm giác chóng mặt, choáng váng, nôn liên tục,…
  • Gây hẹp môn vị: Hẹp môn vị là tình trạng ổ viêm hình thành sẹo gây thu hẹp không gian môn vị và làm gián đoạn quá trình chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột non. Đây là biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày, thường gây đau bụng, nôn mửa và sụt cân nhanh,…
  • Biến chứng thủng dạ dày: Các vết loét ngày càng nghiêm trọng, thậm chí một số trường hợp có bị thủng dạ dày, vô cùng nguy hiểm đến tính mạng. Biến chứng này thường xuất hiện với các triệu chứng như bụng co cứng, đau thượng vị dữ dội,…
  • Gây ung thư dạ dày: Theo các số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 5 – 10% các trường hợp bị viêm loét dạ dày có nguy cơ bị ung thư hoặc xuất hiện khối u ác tính nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bên cạnh biến chứng nguy hiểm nêu trên, bệnh viêm loét dạ dày còn làm suy nhược cơ thể, giảm chất lượng cuộc sống của nhiều người, vì vậy thăm khám và điều trị bệnh là rất quan trọng và cần thiết. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp, bạn đọc hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Hotline: (028) 38 495 888 để được tư vấn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *