Người xưa thường có câu: “Thập nhân cửu trĩ” tức là 10 người thì có đến 9 người mắc bệnh trĩ, đây là căn bệnh phổ biến nhất ở vùng hậu môn – trực tràng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng của bệnh trĩ ra sao?
Contents
Bệnh trĩ là gì? Phân loại bệnh trĩ
Bệnh trĩ là tình trạng giãn nở quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ hoặc phình đại tĩnh mạch ở vùng mô bao quanh hậu môn gây sưng viêm, xuất huyết hậu môn, khiến người bệnh đau rát, khó chịu.
Bệnh trĩ thường xuất hiện ở những người có độ tuổi từ 45 – 60. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bệnh đang dần có xu hướng trẻ hóa và xuất hiện trong độ tuổi 20 – 35 tuổi.
Bệnh trĩ chia thành mấy dạng?
Được chia thành 2 dạng phổ biến là trĩ nội và trĩ ngoại:
- Trĩ nội: Là tình trạng búi trĩ hình thành bên trong hậu môn, trên bề mặt lớp niêm mạc.
- Trĩ ngoại: Là trình trạng búi trĩ hình thành bên ngoài ống hậu môn, phía dưới đường lược.
Các cấp độ của bệnh trĩ
Dựa vào sự tiến triển của bún trĩ, trĩ được chia thành 4 cấp độ khác nhau:
- Cấp độ 1: Búi trĩ bắt đầu xuất hiện ở ống hậu môn.
- Cấp độ 2: Búi trĩ dần sa ra ngoài khi đi đại tiện và tự co lại vào trong.
- Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài và phải dùng tay mới có thể đẩy được vào trong.
- Cấp độ 4: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài và không thể co lại dù có tác động của bên ngoài.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ?
Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, nguyên nhân gây bệnh trĩ chủ yếu là do chế độ ăn uống và sinh hoạt không đúng cách, bao gồm:
Xem Thêm: Chữa bệnh trĩ bằng đông y
Xem Thêm: Chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam
Táo bón kéo dài: Đây là nguyên nhân gây hình thành trĩ điển hình chiếm đến 80%. Khi thành ruột bị co thắt quá nhiều cộng với mỗi khi đi cầu đều rặn sẽ gây nên áp lực cho các đám tĩnh mạch ở hậu môn, thực tràng hình thành nên các búi trĩ.
Ngồi nhiều, lười vận động: Thường xuyên ngồi nhiều, ít vận động sẽ gây dồn nén áp lực xuống hậu môn khiến các đám tĩnh mạch khó lưu thông máu, lâu ngày bị giãn và sưng phồng gây ra bệnh trĩ. Trường hợp này thường gặp ở nhân viên văn phòng, lái xe,…
Chế độ ăn uống không hợp lý: Chất xơ là dinh dưỡng cần thiết cho hệ tiêu hóa, thiếu chất xơ sẽ khiến cho phân khô cứng, khó đại tiện, gây áp lực cho các đám tĩnh mạch ở hậu môn, hình thành búi trĩ.
Căng thẳng, stress: Căng thẳng, stress gây áp lực lên toàn bộ cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa, khiến cho hoạt động cơ bóp của hậu môn bị hạn chế, tạo điều kiện búi trĩ phát triển.
Hội chứng lỵ: Người mắc bệnh lỵ mỗi ngày phải đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nên làm tăng áp lực trong ổ bụng.
U bướu hậu môn, trực tràng: Bệnh gây chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ.
Nguyên nhân khác: Phụ nữ mang thai, tuổi tác cao, uống ít nước,…đều là những nguyên nhân gây ra trĩ phổ biến.
Triệu chứng của bệnh trĩ ra sao?
Nhận biết sớm những triệu chứng của bệnh trĩ sẽ giúp bạn tiến hành thăm khám và điều trị bệnh kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Chảy máu khi đại tiện
Triệu chứng ban đầu của bệnh trĩ là chảy máu khi đi đại tiện. Lượng máu bán đầu rất ít khiến người bệnh không để ý nhưng sau sẽ nhiều hơn có thể phun thành tia. Ra máu khi đi đại tiện kéo dài sẽ khiến người bệnh bị thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, vàng da,…
Đau khi đại tiện
Rặn khi đi đại tiện sẽ làm gia tăng áp lực đến các búi trĩ gây ra đau rát khi đi đại tiện. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác còn phân sau khi đi đại tiện xong.
Hậu môn tiết dịch nhầy
Người mắc bệnh trĩ luôn cảm thấy vùng hậu môn ẩm ướt, ngứa rát, do chất dịch nhầy liên tục tiết ra. Dịch nhầy thường có màu trắng và kèm lẫn máu, triệu chứng này thường thấy ở những bệnh nhân mắc bệnh trĩ giai đoạn nặng.
Sa búi trĩ
Khi các tĩnh mạch chịu áp lực quá lớn sẽ hình thành búi trĩ với kích thước lớn sa hẳn ra ngoài hậu môn, khiến người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển, nằm hoặc ngồi luôn cảm thấy vướng víu, đau đớn.
Biến chứng của bệnh trĩ nguy hiểm như thế nào?
Không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt hằng ngày, mà bệnh trĩ còn gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Gây thiếu máu, nhiễm trùng máu
Khi đã tiến triển ở mức độ nặng, máu sẽ phun thành tia khiến người bệnh bị mất một lượng máu khá lớn gây thiếu máu trầm trọng.
Xem Thêm: Địa chỉ điều trị bệnh trĩ uy tín
Xem Thêm: 3 cách chữa bệnh trĩ phổ biến
Ngoài ra, ở mức độ nặng trĩ sẽ gây áp xe hậu môn, gây nhiễm trùng máu rất lớn kéo theo hàng loạt các bệnh về da, đường hô hấp,…
Rối loạn chức năng hậu môn
Việc xuất hiện các búi trĩ ở hậu môn sẽ khiến cho chức năng của hậu môn gặp bị ảnh hưởng, các cơ bị chèn ép quá mức, thậm chí là không kiểm soát được đại tiện cho bản thân.
Gây sa nghẹt búi trĩ
Khi búi trĩ phát triển với kích thước lớn, sẽ sa ra ngoài hậu môn, chèn ép vào các cơ vòng gây tắc mạch và cản trở quá trình lưu thông máu, khiến di chuyển, ngồi xuống, đại tiện gặp khó khăn.
Viêm nhiễm, hoại tử búi trĩ
Các búi trĩ liên tục tiết dịch cộng với hậu môn là nơi đào thải chất cặn bã, vì vậy, vi khuẩn nấm dễ dàng bám vào các búi trĩ, gây viêm nhiễm. Trầm trọng hơn sẽ gây lở loét, hoại tử, đe dọa đến sức khỏe của người bệnh.
Gây viêm phụ khoa ở nữ
Hậu môn và bộ phận sinh dục của nữ khá gần với nhau, do đó, rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan từ hậu môn sang vùng kín gây viêm nhiễm phụ khoa.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ như thế nào. Nếu không may mắc bệnh hãy nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Chúc bạn sức khỏe!