02866709555

Thoát vị đĩa đệm và những vấn đề cần biết

Bệnh thoát vị đĩa đệm ngày nay không còn quá xa lạ. Đây là nguyên nhân phổ biến của các triệu chứng đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng, đau chân tay. Đĩa đệm và cột sống có hình cong chữ S đóng vai trò chống sốc, giữ cho đầu giảm bị tổn thương khi vận động, giúp toàn thân linh hoạt. Cùng tìm hiểu nhiều vấn đề liên quan đến căn bệnh này nhé.

Contents

Nguyên nhân nào dẫn đến thoát vị đĩa đệm?

Bệnh thoát vị đĩa đệm thuộc về xương khớp rất phổ biến. Lứa tuổi lao động từ 22 – 55 hay gặp phải tình trạng đau lưng do thoát vị đĩa đệm. Người lớn tuổi càng không tránh khỏi căn bệnh này. Vậy nguyên nhân do đâu? Tìm hiểu một số nguyên nhân chủ yếu gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống:

nguyen nhan gay benh thoat vi dia dem
Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Hoạt động sai tư thế: Cơn đau xuất hiện khi khuân vác vật nặng quá sức, vận động không đúng tư thế. Việc mang vác nặng sai tư thế gây chấn thương đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm. Tư thế ngồi sai cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng phương pháp cũng gây thoái hoá, tổn thương, thoát vị đĩa đệm.
  • Do thoái hoá tự nhiên: Tuổi tác, các bệnh lý cột sống bẩm sinh như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống là các nguyên nhân gây bệnh. Thành phần nước và độ đàn hồi bên trong nhân tủy giảm đi ở người cao tuổi. Đĩa đệm thường xơ cứng, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Khi đó nhân nhày dễ dàng qua chỗ rách của đĩa đệm ra ngoài chèn ép rễ thần kinh gây nên bệnh lý.
  • Tai nạn, chấn thương vùng cột sống: Khi lao động nặng, tai nạn gây ra các lực tác động mạnh, làm rách hoặc lệch đĩa đệm cũng làm thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
  • Béo phì, bệnh lý bẩm sinh: Thừa cân gây áp lực lên đĩa đệm cột sống, cột sống phải gồng lên để gánh một trọng lượng lớn cơ thể lớn tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm đốt sống. Ngoài ra, các bệnh lý bẩm sinh như hẹp ống sống, gù vẹo, thoát vị nhân tủy, … cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ căn bệnh này ở nhiều trường hợp.
  • Di truyền: Bố mẹ có cấu trúc bất thường về đĩa đệm hoặc có bị thoát vị đĩa đệm, con cái họ nguy cơ gặp thoát vị đĩa đệm cao.

6 triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm là gì?

Bệnh thoát vị đĩa đệm có các dạng chính như thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm mất nước, thoát vị đĩa đệm đa tầng, … Do thoát vị đĩa đệm có nhiều tầng, phức tạp, đa dạng. Tùy vị trí và sức gây chèn ép tủy sống khác nhau mà gây ra những triệu chứng:

Bệnh thoát vị đĩa đệm gây cơn đau thắt lưng với các triệu chứng nhức và tê, đau rễ thần kinh, đau cột sống. Triệu chứng lan từ thắt lưng xuống mông, chân hay từ vùng cổ gáy ra hai vai và xuống cánh tay, bàn tay, ngón tay. Cơn đau tê khiến người bệnh khó chịu, đau đớn. Thường tái đi tái lại thường xuyên, kéo dài vài ngày hoặc vài tuần mỗi đợt phát.

trieu chung cua benh thoat vi dia dem
Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Có khi cơn đau diễn ra âm ỉ, nhưng thường là đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, khi cúi. Một số trường hợp lại có cảm giác kiến bò, tê cóng, kim châm chích vùng đau. Nếu không điều trị tích cực, cơn đau sẽ kéo dài hàng tháng ảnh hưởng đến sức khỏe ngườ bệnh đáng kể.

Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ người bệnh có triệu chứng giảm cơ lực tay. Các hiện tượng đau, tê, nhức, mỏi tăng lên khi cử động cổ tay. Bệnh nhân bị giảm khả năng vận động vùng cổ khó xoay, cúi, ngửa. Những cơn đau lên vùng đầu choáng váng.

Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng gây đau vùng thắt lưng, đau thần kinh liên sườn. Cơn đau tăng khi nằm nghiêng, ho và đại tiện. Ngoài đau vùng cột sống lưng sẽ lan theo hình vòng cung ra trước ngực, dọc khoang liên sườn. Ðau, tê, mất cảm giác vùng mông, chân, bàn chân, nặng có thể dẫn đến liệt chi.

Bệnh nhân bị hạn chế vận động, đau khi cúi, ưỡn. Tư thế của người bệnh bị ảnh hưởng bởi cơn đau như hay vẹo một bên để đỡ đau, cơ dễ bị co cứng. Một số cơn đau dữ dội buộc người bệnh phải nằm bất động để giảm đau. Bệnh thoát vị đĩa đệm kéo dài sẽ hình thành các cơn đau mạn tính, đau thần kinh tọa, đau thần kinh đùi bì cho bệnh nhân mắc phải.

trieu chung benh thoat vi dia dem
Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm

Những triệu chứng dễ thấy nhất ở người bệnh thoát vị đĩa đệm là cảm đau, tê vùng lưng, cổ. Cơn đau tăng khi cầm nắm vật nặng, tăng khi về đêm. Người bệnh không thể thực hiện các động tác bình thường như cúi người, xoay hông. Cảm giác ngứa ran, nóng vùng cơ thể bị ảnh hưởng. Xuất hiện tình trạng yếu các cơ, teo cơ làm giảm hoặc mất khả năng vận động.

Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống người bệnh?

Những triệu chứng đau và tê, cơn đau tăng khi cầm nắm vật nặng và khi về đêm. Ảnh hưởng đến các động tác như cúi người, xoay hông, yếu cơ, teo cơ làm người bệnh hạn chế khả năng vận động rõ rệt.  

Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống: Các triệu chứng của căn bệnh này gây khó chịu rất lớn đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Lúc chuẩn bị vào giấc ngủ là lúc cơn đau tăng dần do buổi sáng các hoạt động đã làm chi phối cơn đau.

Đĩa đệm bị thoát vị chèn ép các rễ thần kinh ảnh hưởng đến chuyển hóa dinh dưỡng các nhóm cơ. Khi vận động bị hạn chế lâu ngày các chi mất cảm giác, tay chân nhỏ dần đi. Gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, liệt chi.

thoat vi dia dem gay anh huong nhu the nao den cuoc song nguoi benh
Thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống người bệnh

Trường hợp bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể làm rối loạn chức năng hô hấp. Nguy hiểm hơn là làm cho bệnh nhân đột ngột ngừng thở, ngất, dẫn đến hôn mê.

Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng gây rối loạn chức năng đại, tiểu tiện. Các chức năng sinh lí bị ảnh hưởng nghiêm trọng do chèn ép đám rối thần kinh gây mất cảm giác tự chủ.

Chức năng sinh lí bị ảnh hưởng như yếu sinh lí, xuất tinh sớm, rối loạn sự cương dương, … Các triệu chứng đau mỏi khó chịu ở vùng lưng, chân làm người bệnh không thoải mái. Nhu cầu sinh lí giảm sút, ảnh hưởng chuyện chăn gối vợ chồng.

Bệnh thoát vị đĩa đệm và những biến chứng nguy hiểm

Bệnh thoát vị đĩa đệm để lại những hậu quả và biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Nguy cơ gây tàn phế suốt đời, bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ. Chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng, người bệnh sẽ bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ nguyên nhân rối loạn cơ tròn.

bien chung cua benh thoat vi dia dem
Biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Bệnh nhân có nguy cơ cao teo cơ cứng khớp nhanh chóng, khiến sinh hoạt thường ngày bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động. Tất cả các biến chứng hầu như đều tác động lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chưa kể những tốn kém do chi phí điều trị, ngoài ra thoát vị đĩa đệm còn có thể gây một số bệnh khác như:

  • Đau rễ thần kinh: Đĩa đệm thoát vị chèn ép lên rễ thần kinh. Gây ra các cơn đau cơ học vùng thắt lưng, khi đứng, ngồi lâu sẽ đau nhiều hơn. Khi bệnh  nhân ho, hắt hơi, … cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn.
  • Hội chứng đau khập khểnh cách hồi: Đau rễ thần kinh ngắt quãng, bệnh nhân vận động, di chuyển một quãng sẽ xuất hiện cơn đau thắt, phải ngừng hoặc nằm xuống nghỉ ngơi.
  • Rối loạn vận động, rối loạn cơ thắt: Vùng chịu ảnh hưởng của rễ thần kinh bị tổn thương xảy ra tình trạng rối loạn cảm giác. Giảm các cảm nhận nóng, lạnh, có những cơn nóng lạnh bất chợt. Khi cột sống bị ảnh hưởng, làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Máu huyết lưu thông kém khiến các cơ thiếu dinh dưỡng, oxy dẫn đến teo cơ, sinh hoạt khóa khăn, mất khả năng lao động.
  • Rối loạn đại tiểu tiện: Khi hệ thần kinh bị tổn thương, tình trạng rối loạn cơ tròn xuất hiện. Khả năng kiểm soát đại tiểu tiện chủ động không còn. Bệnh nhân không thể kiểm soát quá trình bài tiết của bạn thân.
  • Hội chứng đuôi ngựa: Bó rễ thần kinh cuối tủy sống bị tổn thương gây cơn đau lan từ thắt lưng xuống mông, đùi, bắp chân rồi đến tận bàn chân. Kèm theo là cảm giác tê bì, mất cảm giác cục bộ, nhất là vùng xương chậu. Bàng quang, cơ quan sinh dục mất phản xạ tự chủ.
bien chung benh thoat vi dia dem
Biến chứng bệnh thoát vị đĩa đệm

Tùy theo mức độ nặng  nhẹ của bệnh, triệu chứng, biến chứng sẽ diễn biến khác nhau. Biến chứng nguy hiểm nhất vẫn là bại liệt. Nếu không điều trị thoát vị đĩa đệm nhanh chóng và kịp thời thì biến chứng dẫn đến có thể làm người bệnh nằm bất động, phụ thuộc người thân cả đời. Tìm hiểu rõ các vấn đề liên quan về căn bệnh thoát vị đĩa đệm để có những biện pháp phòng tránh và chữa trị kịp thời là vô cùng cần thiết!

Hiện nay phòng khám đông y An Đông tự hào là cơ sở chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y uy tín nhất tại TP. Hồ Chí Minh. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì về bệnh, hãy liên hệ ngay qua hotline (028) 66 709 555 hoặc tới trực tiếp địa chỉ 992 Trần Hưng Đạo, phường 7 quận 5 TP. Hồ Chí Minh để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *