Hiện nay theo các số liệu thống kê cho thấy tỉ lệ số người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch ngày càng gia tăng. Đặc biệt là xuất hiện nhiều ở những người làm công việc đặc thù như nhân viên phục vụ, lễ tân, bác sĩ, giáo viên,… Nếu không khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời, bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Contents
Tìm hiểu bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?
Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào. Tuy nhiên bệnh lại thường gặp ở các tĩnh mạch chân do hệ thống tĩnh mạch chân dài, có cấu tạo phức tạp và thường phải chịu áp lực lớn.
Đây là hiện tượng trào ngược máu trong tĩnh mạch, dựa vào vị trí giải phẫu có thể chia bệnh thành 4 nhóm khác nhau như:
- Tĩnh mạch nông.
- Tĩnh mạch sâu.
- Tĩnh mạch xuyên.
- Vị trí tĩnh mạch không xác định.
Phần lớn người bệnh đều rơi vào tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới mức độ nông và ai cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Bên cạnh đó những đối tượng dễ mắc bệnh hơn đó là phụ nữ, người thừa cân, lớn tuổi,…
Tại sao nhiều người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch?
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể kể đến như: Do nguyên nhân bẩm sinh, hội chứng May-Thurner (tăng áp lực tĩnh mạch chậu không do huyết khối) hoặc xuất hiện các thay đổi trong sinh hóa thành tĩnh mạch,…
Ngoài ra bệnh suy giãn tĩnh mạch còn có thể xuất hiện hoặc ngày càng trầm trọng hơn do một số yếu tố khác nhau như:
Do tuổi tác
Những người cao tuổi thường dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch hơn so với nhưng người trẻ. Bởi lúc này các các cơ quan trọng của cơ thể đều bị suy giảm chức năng và lão hóa dần. Từ đó khiến quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở những người cao tuổi.
Do giới tính
Tỷ lệ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch ở nữ giới thường cao hơn so với nam do những ảnh hưởng của nội tiết tố nữ như: Rối loạn trong một số thời kỳ kinh nguyệt, mãn kinh, quá trình thai nghén và sở thích mang giày cao gót.
Mắc bệnh do tình trạng cân nặng
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch rất cao. Vì các tĩnh mạch chân phải chịu một lực ép rất nặng do trọng lượng của cơ thể. Nếu cân nặng không được điều chỉnh kịp thời thì bạn hoàn toàn có thể mắc bệnh.
Xuất phát từ những thói quen xấu
Những người có đặc thù công việc thường xuyên phải đi, đứng hoặc vận động mạnh như giáo viên, lễ tân, bác sĩ, đầu bếp, vận động viên,… sẽ có khả năng cao mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch. Vì vậy, khi làm việc bạn nên vận động vừa sức và dành thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi từ đó hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, thói quen sử dụng các chất kích thích, bia, rượu thuốc lá, lạm dụng thuốc ngừa thai hoặc mắc các bệnh về xương khớp, có khối u,… cũng đều là những nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch mà bạn nên chú ý.
Nhận biết triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch
Khi mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch người bệnh có thể dễ dàng nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng như điển hình:
- Có cảm giác đau tức, nặng và mỏi ở chi dưới khi đứng hoặc vận động quá lâu.
- Thỉnh thoảnh chân và bàn chân bị phù nề, tím tái.
- Người bệnh đau khi đi lại nhiều, kèm theo cảm giác tê, ngứa ở chân.
- Hình thành các đám rối tĩnh mạch nổi hẳn lên bề mặt da, có màu tín/xanh, sờ thấy ấm và cứng.
- Gặp tình trạng chuột rút ở bắp chân và thường xảy ra vào ban đêm.
- Các triệu chứng của bệnh còn tăng lên vào chiều tối, sau khi đứng lâu và giảm sau khi nghỉ ngơi, kê chân cao,…
Xem Thêm: Tiết lộ cách chữa suy giãn tĩnh mạch bằng đông y
Xem Thêm: 3 Cách chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch nào tốt nhất hiện nay?
Biến chứng nguy hiểm của bệnh suy giãn tĩnh mạch
Nếu không được thăm khám kịp thời và điều trị đúng cách, bệnh suy giãn tĩnh mạch không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhau.
Đầu tiên bệnh có thể gây ra các biến chứng về rối loạn huyết động học, chân người bệnh có thể bị sưng to, đau buốt lâu dần gây viêm tắc tĩnh mạch, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.
Các tĩnh mạch ngày càng giãn lớn làm ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da. Gây nên tình trạng viêm loét, chảy máu và nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, các cục thuyên tắc có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, sau đó đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, đây một biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.
Nhìn chung, bệnh suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh có tiến triển chậm nhưng lại khó điều trị dứt điểm. Vì vậy ngay khi gặp các triệu chứng bất thường hoặc nghi ngờ mắc bệnh, bạn cần chủ động tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu ngày có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y AN ĐÔNG tự hào là cơ sở chữa bệnh bằng Đông y uy tín nhất Hồ Chí Minh. Trải qua gần 30 năm hoạt động, phòng khám đã chữa trị thành công cho hàng triệu bệnh nhân khắp cả nước. Khi có bất cứ biểu hiện bất thường nào về sức khỏe, bạn hãy gọi ngay tới phòng khám qua hotline miễn phí : 028 6670 9555 hoặc tới trực tiếp phòng khám tại: Số 992 Đường Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, Hồ Chí Minh để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí. Chúc bạn nhiều sức khỏe!