Có lẽ bất cứ ai trong chúng ta cũng đã từng một lần trong đời mắc các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng. Vậy bệnh nhiệt miệng là gì? Sớm nhận biết sớm các triệu chứng, nguyên nhân và biến chứng của chúng, để từ đó tìm ra cách chữa bệnh hiệu quả nhất.
Contents
Nhiệt miệng là gì? Bao gồm mấy loại
Nhiệt miệng hay còn gọi là bệnh loét miệng, loét áp-tơ là một hoặc nhiều vết loét nông nhỏ xuất hiện ở niêm mạc miệng. Thông thường các vết loét này ban đầu có màu trắng, sau đó chuyển sang vàng và khiến vùng da xung quanh vết loét bị sưng tấy đỏ.
Các vết loét do nhiệt miệng gây ra thường có kích thước nhỏ (dưới 1mm), gây đau và khiến người bệnh khó khăn trong việc ăn uống và nói chuyện.
Bệnh nhiệt miệng thường được chia thành hai loại chính, bao gồm:
- Nhiệt miệng với vết loét đơn giản: Người bệnh thường gặp các vết loét đơn giản xuất hiện 3 hoặc 4 lần một năm và kéo dài trong khoảng một tuần, triệu chứng bệnh thường đơn giản và ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Bệnh nhiệt miệng với vết loét phức tạp: Đây là loại bệnh thường ít gặp hơn, nhưng có mức độ nghiêm trọng và xảy ra phổ biến ở những người trước đây đã từng mắc bệnh.
Xem Thêm: Không nên bỏ qua những cách chữa nhiệt miệng này
Xem Thêm: Bật mí cách chữa nhiệt miệng bằng đông y hiệu quả nhất hiện nay[2020]
Nguyên nhân gây nhiệt miệng xuất phát do đâu?
Hiện chưa thể tìm ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng là gì. Tuy nhiên các bác sĩ cho rằng một số yếu tố chính tác động gây nên bệnh đó là:
Hệ miễn dịch suy yếu
Bệnh nhiệt miệng xuất hiện thường xuyên có thể do hệ miễn dịch bị suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, làm tổn thương niêm mạc miệng và tạo ra những vết loét.
Chức năng gan suy giảm
Gan là một trong những bộ phận quan trọng, có nhiệm vụ đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể. Chính vì vậy nếu gan gặp vấn đề, chức năng hoạt động bị suy giảm sẽ gây tích tụ các chất độc hại ở vùng niêm mạc miệng và tạo thành những vết bọng nước, sau đó vỡ ra và gây lở loét.
Do các vết thương
Một số vết thương nhỏ trong miệng như do không may cắn vào má, đánh răng quá mạnh, thủ thuật nha khoa hay do tai nạn,… có thể khiến chúng phát triển thành các vết loét và gây ra bệnh nhiệt miệng ở nhiều người.
Do các phản ứng kháng nguyên – kháng thể
Đây là cơ chế hoạt động tự miễn của cơ thể, được kích hoạt khi vùng miệng gặp vấn đề hoặc mắc các bệnh lý như: Sâu răng, viêm lợi,… lúc này cơ thể sẽ tự phản kháng và hình thành nên các vết loét gây ra tình trạng nhiệt miệng.
Nhiệt miệng do thiếu chất dinh dưỡng
Bệnh nhiệt miệng còn có thể xảy ra do cơ thể thiếu hụt các loại vitamin như vitamin B3, B9, B12, C và các loại khoáng chất cần thiết khác bao gồm sắt, kẽm,…
Việc thiếu chất dinh dưỡng khiến sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, cảm thấy mệt mỏi, chán ăn,… từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân chính nêu trên thì tâm lý bất ổn, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, cơ thể bị dị ứng, thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, mắc các bệnh viêm đường ruột,… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng bạn nên chú ý đến.
Nhận biết bệnh nhiệt miệng qua các triệu chứng
Khi mắc bệnh nhiệt miệng, cơ thể người bệnh thường gặp phải các triệu chứng điển hình như xuất hiện các vết loét lớn trong miệng, cảm giác đau rát, khó chịu, người bệnh khó khăn khi ăn uống hoặc nói chuyện, một số trường hợp có thể bị đau đầu, sốt cao, tiêu chảy,…
Nhìn chung các triệu chứng của bệnh bao gồm:
- Xuất hiện một hoặc nhiều vết loét có hình tròn nhỏ tại niêm mạc bên trong niêm miệng như môi, lưỡi, lợi, má trong,…
- Các vết loét có màu trắng/hồng nhạt hoặc màu vàng ngày càng phát triển rộng và sâu hơn, gây tấy đỏ, sưng đau quanh vùng loét.
- Người bệnh thường xuyên bị đau rát, khó chịu gây khó khăn khi ăn uống và nói chuyện.
- Bệnh nhân có thể bị sưng hạch bạch huyết, sốt cao, đau đầu, mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa.
- Cơn đau xuất hiện thường xuyên khiến bệnh nhân chán ăn, suy nhược cơ thể, sụt cân, cơ thể xanh xao.
- Triệu chứng bệnh thường biến mất sau 1 tuần hoặc 7 – 10 ngày, tuy nhiên lại tái phát thường xuyên nhiều lần trong năm.
Xem Thêm: Tìm ra 3 địa chỉ chữa nhiệt miệng an toàn và uy tín tại TP.HCM
Xem Thêm: Bỏ túi 5 bài thuốc nam chữa nhiệt miệng hiệu quả
Biến chứng của bệnh nhiệt miệng có nguy hiểm không?
Bệnh nhiệt miệng tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Đối với một số trường hợp tình trạng bệnh nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhau.
Biến chứng gây viêm nhiễm cấp
Đối với những trường hợp mắc bệnh nhưng không có chế độ ăn uống điều độ và phù hợp như ăn nhiều đồ ăn cay nóng, có chứa axit như cam, chanh,… khiến các vết loét ngày càng nghiêm trọng hơn và dẫn đến vtình trạng iêm nhiễm cấp tính.
Gây nhiễm trùng nặng dẫn đến áp xe
Các tổn thương tại niêm mặc miệng có thể ngày càng nghiêm trọng, ăn sâu hơn và gây lở loét, nhiễm trùng, dẫn đến apxe quanh khoang miệng. Đây là một trong những biến chứng dễ dàng gặp phải ở những người bị bệnh nhiệt miệng, lúc này các vết loét có thể lan rộng và khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
Biến chứng gây ung thư lưỡi
Các áp xe và tổn thương quanh miệng nếu để lâu ngày không chữa trị thì chúng không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh mà còn là nguy cơ gây ung thư lưỡi ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của nhiều người.
Vì vậy, chúng ta không nên chủ quan mà hãy thăm khám để phát hiện và điều trị bệnh nhiệt miệng càng sớm càng tốt, tránh để lâu ngày có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tiêu tốn tiền bạc.
Mong rằng qua bài chia sẻ này, bạn đọc có thể hiểu rỡ hơn về các nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng của bệnh nhiệt miệng. Từ đó biết cách nhận biết kịp thời và có hướng điều trị bệnh phù hợp nhất.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y AN ĐÔNG tự hào là cơ sở chữa bệnh bằng Đông y uy tín nhất Hồ Chí Minh. Trải qua gần 30 năm hoạt động, phòng khám đã chữa trị thành công cho hàng triệu bệnh nhân khắp cả nước. Khi có bất cứ biểu hiện bất thường nào về sức khỏe, bạn hãy gọi ngay tới phòng khám qua hotline miễn phí : 028 6670 9555 hoặc tới trực tiếp phòng khám tại: Số 992 Đường Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, Hồ Chí Minh để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí. Chúc bạn nhiều sức khỏe!