Nấm kẽ chân là căn bệnh da liễu phổ biến xuất hiện chủ yếu ở những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường nước bẩn hay chân đổ quá nhiều mồ hôi. Để hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng của bệnh nấm kẽ chân nguy hiểm ra sao, thì mời bạn tham khảo qua bài viết bên dưới nhé!
Contents
Bệnh nấm kẽ chân là gì?
Nấm kẽ chân (nước ăn chân) là tình trạng nhiễm nấm ngoài da do các loại nấm như: Trichophyton rubrum, Epidermophyton floccosum và Trichophyton mentagrophytes tiết ra men Keratinase tiêu chất sừng trên da để xâm nhập bề mặt da. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở vùng da chân và các kẽ ngón chân.
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh nấm kẽ chân?
Theo các nghiên cứu, bệnh nấm kẽ chân xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến:
Vệ sinh cá nhân kém: Vệ sinh không sạch sẽ, nhất là những vùng da bị khuất như kẽ chân sẽ khiến cho tế bào da chết còn đọng lại ở kẽ chân, tạo điều kiện cho vi nấm phát triển, xâm nhập trực tiếp vào cơ thể gây bệnh.
Nguồn nước bị ô nhiễm: Vi khuẩn nấm tồn tại và phát triển rất mạnh trong môi trường nước ô nhiễm, chính vì vậy khi chúng ta tiếp xúc hay làm việc trong môi trường này sẽ rất dễ mắc bệnh nấm kẽ chân hay các bệnh da liễu khác.
Sử dụng giày, tất chật: Khi sử dụng giày, tất chật, tuyến mồ hôi sẽ tăng tiết nhưng lại không được thoát ra ngoài, từ đó gây ẩm ướt và tạo điều kiện cho vi nấm phát triển gây bệnh.
Do lây nhiễm: Nấm kẽ chân là căn bệnh có tính lây nhiễm từ người này sang người khác cao thông qua tiếp xúc trực tiếp với các vết thương hở, hay sử dụng chung vật dụng cá nhân.
Hệ miễn dịch suy yếu: Cơ thể mệt mỏi, stress hay các bệnh lý khiến cho hệ miễn dịch suy yếu là lý do khiến cho vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây hại, xâm nhập vào gây bệnh.
Nguyên nhân khác: Cơ địa, môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất hay chế độ ăn uống không hợp lý,…cũng là nguyên nhân gây nên bệnh nấm kẽ chân.
Triệu chứng của bệnh nấm kẽ chân ra sao?
Ban đầu bệnh nấm kẽ chân chỉ xuất hiện ở ngón chân thứ 3 và thứ 4 sau đó lan rộng ra các vùng da khác với các dấu hiệu điển hình sau:
- Xuất hiện những mụn nước ở kẽ ngón chân, lâu dần các mụn nước vỡ ra làm bong vảy da, gây ngứa ngáy, khó chịu.
- Vùng da bị bệnh thường có màu hồng hoặc đỏ hơn so với những vùng da khác. Về sau lây sang các kẽ ngón chân khác, rìa chân gây viêm loét, chảy nước có mùi hôi, chảy máu,…và gây đau đớn cho người bệnh.
- Khi bệnh trở nặng sẽ khiến cho các ngón chân bắt đầu lở loét, nứt, bọng mủ, sưng, tấy đỏ gây đau rát, nhiễm trùng da.
Lời khuyên: Nấm kẽ chân có thể tự khỏi nhưng thường xuyên tái phát và ngày càng nặng. Do đó, khi phát hiện những triệu chứng của bệnh, người bệnh nên đến trực tiếp cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời, hạn chế những biến chứng xấu xảy ra.
Nấm kẽ chân gây tác hại và biến chứng gì?
Bệnh nấm kẽ chân không nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ trở nên nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng khó lường như:
Gây ảnh hưởng đến cuộc sống
Ở giai đoạn đầu bệnh gây ra các tổn thương ngoài da, lâu dần gây đau đớn, chảy máu và lan sang các vùng da khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sinh hoạt, đi lại của người bệnh, sống phụ thuộc vào người khác.
Gây ảnh hưởng đến tâm lý
Bệnh nấm kẽ chân có tính lây lan cao nên người bệnh thường bị xa lánh, dẫn đến mang tâm lý tự ti, ngại giao tiếp, ảnh hưởng lớn đến tinh thần, thậm chí là trầm cảm.
Biến chứng sang nhiễm trùng máu
Đối với người bệnh nấm kẽ chân có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, bạch cầu, có hệ thống miễn dịch kém hoặc từng cấy ghép nội tạng thì bệnh sẽ chuyển biến nặng gây nhiễm trùng da hoặc nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh nấm kẽ chân từ đó có những biện pháp phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả. Bệnh nấm kẽ chân không khó điều trị nhưng đòi hỏi sự kiên trì. Do đó, người bệnh cần tuân thủ điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!