Bệnh chàm là chứng bệnh về da phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Nhiều người thường có quan niệm sai lầm về bệnh và nên khiến cho bệnh chuyển biến nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Sớm tìm ra nguyên nhân triệu chứng và biến chứng của bệnh chàm sẽ giúp cách chữa đạt hiệu quả nhanh chóng, tránh những biến chứng không mong muốn.
Contents
Bệnh chàm là gì?
Bệnh chàm là tình trạng viêm da gây xuất hiện mụn nước, sưng tấy, đỏ ngứa,…do cơ thể phản ứng với các tác nhân nội sinh và ngoại sinh. Bệnh thường có tính kéo dài, dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm.
Chàm bao gồm các loại như:
- Dạng dị ứng tiếp xúc (da đỏ ngứa và có mủ).
- Dạng thể đồng tiền (da có đốm đỏ giống hình đồng tiền).
- Chàm tiết bã (da ngả sang màu vàng, có vảy).
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh chàm?
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm khá phức tạp, trong đó, phải kể đến:
Do di truyền
Chàm là căn bệnh da liễu có tính di truyền cao, đa số trẻ em mắc phải đều có bố mẹ hoặc anh chị đã từng mắc bệnh hoặc có cơ địa dị ứng. Trên thực tế có khoảng 60% gia đình có con bị chàm nếu bố hoặc mẹ từng mắc bệnh, tỉ lệ này lên đến 80% nếu cả bố và mẹ cùng mắc bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh chàm do môi trường
Những người làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói, bụi, thời tiết thay đổi giao mùa,…thường có nguy cơ mắc bệnh chàm rất nhiều.
Tiếp xúc với hóa chất
Người thường xuyên tiếp xúc với chất hóa học, chất tẩy rửa, các chất độc như xi măng, thuốc trừ sâu, thuốc tẩy, thuốc nhuộm,…đều dễ gây kích ứng da, nổi mụn, mẩn đỏ, ngứa ngáy hình thành bệnh chàm.
Cơ địa dị ứng
Dị ứng thuốc, dị ứng thời tiết, dị ứng lông động vật, phấn hoa,…đều là những tác nhân dị nguyên gây nguy cơ mắc bệnh chàm cao với những người có cơ địa dị ứng.
Do bệnh lý
Người mắc bệnh xơ gan, viêm thận, hen suyễn,…làm thay đổi cấu trúc sinh lý của gan và thận là những tác nhân gây ra bệnh.
Hệ miễn dịch yếu
Sức đề kháng giảm khiến cho các tác nhân dị nguyên tấn công vào cơ thể, vì vậy ở những người suy giảm hệ miễn dịch là điều kiện thuận lợi để bệnh khởi phát hoặc quay lại.
Ngoài ra, sử dụng những thực phẩm dễ gây dị ứng, nguồn nước ô nhiễm,…cũng khiến cho da mẩn ngứa, nổi ban đỏ gây ra bệnh chàm.
Triệu chứng của bệnh chàm là gì?
Bệnh chàm có triệu chứng cơ bản là ngứa và nổi mụn nước trên da, bệnh tiến triển theo 5 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Giai đoạn tấy đỏ
- Bắt đầu xuất hiện ngứa trên da, khi gãi sưng tấy đỏ.
- Trên bề mặt da xuất hiện những hạt nhỏ có màu hơi trắng, sau đó tạo thành mụn nước.
Giai đoạn 2: Giai đoạn nổi mụn nước
Các mụn nước xuất hiện sớm trên nền da đỏ, có khi lan ra vùng da lành, kích thước nhỏ, đôi khi chúng hợp lại tạo thành mụn nước lớn.
Mụn nước nhỏ rất nông, có chứa dịch trong, sắp xếp thành mảng chi chít, dày đặc, nhiều đợt mụn nước nổi lên ở nhiều giai đoạn khác nhau.
Giai đoạn 3: Giai đoạn chảy nước
Khi người bệnh gãi, các mụn nước sẽ vỡ ra hoặc vỡ ra tự nhiên, giai đoạn này rất dễ bị bội nhiễm.
Giai đoạn 4: Giai đoạn da nhẵn
Sau một thời gian, sự xuất tiết giảm, khi chảy nước vàng, huyết thanh đọng lại trên mặt da làm thành những vảy tiết dày. Sau đó vảy tiết khô rồi bong ra để lại lớp da mỏng nhẵn bóng, giai đoạn này diễn ra khá nhanh trong khoảng 1 – 3 ngày.
Giai đoạn 5: Giai đoạn bong vảy da
Lớp da mỏng vừa tái tạo tự rạn nứt, bong vảy thành mảng dày hoặc vụn như cám, da dày lên và tăng sắc tố do chàm.
Bệnh chàm xuất hiện ở những vị trí nào?
Chàm xuất hiện ở khắp mọi nơi trên cơ thể, trong đó, xuất hiện điển hình ở các vị trí sau:
Chàm ở đầu: Khiến da khô, bong tróc tạo thành vảy gàu dày đặc, người bệnh có thể bị ngứa da đầu trầm trọng dẫn đến gãi nhiều gây tổn thương da đầu và rụng tóc.
Chàm ở môi: Khiến da môi khô, nứt nẻ, bong tróc, khó chịu, bệnh nghiêm trọng hơn khi thời tiết khô lạnh, môi nứt nẻ có thể dẫn đến chảy máu.
Chàm ở tay chân: Các tổn thương xuất hiện ở bàn tay, cánh tay, bàn chân, khắp bắp chân khiến vùng da bị tổn thương khô nứt, bong tróc,…
Chàm ở mặt: Đây là vị trí xuất hiện khá phổ biến gây nổi mụn nước, khiến da khô, bong tróc vảy, đau nhức,…
Chàm ở sinh dục: Tổn thương xuất hiện ở bộ phận sinh dục, xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ khiến người bệnh khó chịu và khó khăn trong sinh hoạt.
Tác hại và biến chứng của bệnh chàm nguy hiểm như thế nào?
Chàm tuy không lây nhiễm cho người khác nhưng rất dễ tái phát, nếu không để tâm điều trị bệnh sẽ gây ra rất nhiều tác hại và biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng của bệnh chàm gây nhiễm trùng da
Những cơn ngứa khiến người bệnh phải gãi, dẫn đến chảy dịch, máu mủ, lở loét lan rộng, nên dễ bị nhiễm vi khuẩn gây nhiễm trùng da. Ngoài ra, lúc này sức đề kháng của người bệnh đang yếu dần, sẽ tạo điều kiện cho virus xâm nhập gây ra nhiều bệnh lý khác.
Tác hại của bệnh chàm ảnh hưởng đến tâm lý
Bệnh chàm gây ra ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của người bệnh, khiến nhiều người thiếu tự tin trong giao tiếp, ăn mặc, ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc và cuộc sống.
Ngoài ra, ngứa rát do chàm gây ra khiến nhiều người bị mất ngủ lâu ngày, sức khỏe bị suy giảm,…gây ra bệnh trầm cảm.
Biến chứng về mắt
Bệnh chàm không những gây ảnh hưởng về da mà còn có ảnh hưởng nguy hiểm đến mắt như: Gây rối loạn giác mạc, suy yếu giác mạc, đục thủy tinh thể,…
Biến chứng sẹo
Nếu không được điều trị đúng cách hậu quả bệnh chàm luôn để lại sẹo, liken hóa gây mất thẩm mỹ trên da và thường những biến chứng này làm kém xinh và thường lo sợ nhất ở các bạn nữ.
Hiện nay Y học cổ truyền An Đông tự hào là cơ sở chữa bệnh chàm uy tín nhất tại TP. Hồ Chí Minh. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì về bệnh, hãy liên hệ ngay qua hotline (028) 66 709 555 hoặc tới trực tiếp địa chỉ 992 Trần Hưng Đạo, phường 7 quận 5 TP. Hồ Chí Minh để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí.